is Những giải thưởng Ig Nobel 2015 khó tin | 360 News | Tổng hợp các chuyện lạ, khám phá, khoa học...
Quảng cáo trên 360 News
TIN MỚI
recent

Những giải thưởng Ig Nobel 2015 khó tin

Thời gian đi tiểu trung bình của động vật có vú, rã đông trứng đã luộc, gắn đuôi cho gà để nó đi như khủng long,… là một vài trong số những phát hiện khoa học nhận được giải thưởng Ig Nobel năm nay. Đây là giải thưởng hàng năm nhằm trao cho những nghiên cứu khoa học buồn cười nhưng đáng suy nghĩ. Bây giờ mời các bạn xem qua 7 nghiên cứu vui vẻ được trao giải năm nay nhé.
Ig Nobel
Ig Nobel

Bị ong đốt chỗ nào đau nhất? 

ong đốt ở đâu đau nhất
Hình ảnh một chú cún bị ong đốt vô miệng :v

Có lẽ đây là một trong nghiên cứu đau khổ nhất mà các nhà khoa học từng làm. 2 nhà nghiên cứu người Mỹ là Michael Smith và Justin Schmidt đã được trao giải Ig Nobel sinh lý học và côn trùng học do đã tìm ra vị trí nào trên cơ thể sẽ đau nhất khi bị ong cắn. Để chứng minh, họ đã cho ong mật đốt tại 25 vị trí khác nhau trên khắp cơ thể, bao gồm cả của quý, khe ngón chân và nhân trung. Sau đó, họ lập thống kê những cơn đau và kết luận rằng nơi đau nhất khi bị ong đốt là lỗ mũi, nhân trung và “của quý” trong khi nơi ít đau nhất là đầu, đầu ngón chân và cánh tay. 

Gắn đuôi cho gà để nó đi lại như khủng long


Loài chim sở hữu nhiều đặc điểm giống với tổ tiên của nó là khủng long. Tuy nhiên có một điểm khác biệt lớn nhất là nhiều con khủng long có một chiếc đuôi đầy đủ, phức tạp trong khi gà thì không có. Do đó các nhà nghiên cứu đã gắn thêm một chiếc đuôi nhân tạo (chính xác là một cây gậy thông nhà vệ sinh) cho một con gà. Khi đó, con gà sẽ có cách đi lại giống như khủng long thời xưa. Bên dưới đây là video trong thử nghiệm trên.

Cách hóa lỏng một quả trứng​ sau khi luộc

Hóa lỏng trứng sau khi luộc
Hóa lỏng trứng sau khi luộc

Giải Ig Nobel hóa học thuộc về một nhóm các nhà khoa học đến từ nhiều nước đã phát triển thành công cách hóa lỏng một phần trứng đã luộc. Tất nhiên, trong cuộc sống thì ai cũng muốn ăn trứng đông đặc do nó đã chín, nhưng các nhà nghiên cứu gọi đây là kỹ thuật uốn nếp và nó có thể giúp giảm thời gian, chi phí thực hiện các công việc có liên quan tới protein trong công nghiệp hoặc phục vụ những nghiên cứu khác.

5. Thảm họa làm con người mạnh mẽ hơn


Phim khe nứt
san andreas - Bợ phim bom tấn chủ đề về thảm họa

Giải Ig Nobel quản trị được trao cho một nhóm nghiên cứu phát hiện được rằng nhiều nhà lãnh đạo rất mạo hiểm, phát triển hành vi chấp nhận rủi ro với mức độ giống như trẻ em sau khi trải qua thiên tai như động đất, núi lửa phun trào, sóng thần, cháy rừng,… mà vẫn còn sống sót.

Âu yếm có tác dụng gì?

Nụ hôn có cực nhiều tác dụng, nên hãy hôn nhiều vào nhé
Nụ hôn có cực nhiều tác dụng, nên hãy hôn nhiều vào nhé

Hôn được cho là một điều có lợi nếu theo kết luận của nghiên cứu này. Một nhóm các nhà khoa học đã giảnh đươc giải Ig Nobel y học do đã chứng minh được những nụ hôn dữ dội và các hoạt động tình dục có thể giúp cắt giảm dị ứng da và cho một số lợi ích sinh học khác. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học yêu cầu các cặp tình nguyện viên phải ngồi trong một căn phòng suốt 30 phút và hôn nhau trong tiếng nhạc du dương.

Từ “huh” xuất hiện trong mọi ngôn ngữ, được dùng khắp nơi trên thế giới

từ huh? xuất hiện trên toàn thế giới
Huh?

Các nhà nghiên cứu đến từ Hà Lan đã nhận được giải Ig Nobel văn học do chứng minh được rằng từ “huh” (hoặc các từ khác tương đương) đã được sử dụng trên toàn thế giới. Nghiên cứu cho thấy từ này xuất hiện trong mọi ngôn ngữ. Tuy nhiên, họ vẫn chưa hiểu được tại sao như vậy!

Có phải vua Sharifian có tới 888 người con?

Vị vua đông con nhất thế giới
Sharifian king

Các nhà khoa học đến từ châu Âu đã giành được giải Ig Nobel toán học bằng cách sử dụng các mô hình toán học để chứng minh hoàng đế Sharifian của Morocco đã làm cha của 888 người con từ năm 1697 đến 1727. Để ra được kết luận này, các nhà khoa học đã chạy một mô hình máy tính nhằm kiểm tra xem mỗi ngày vị hoàng đế này cần làm chuyện đó bao nhiêu lần mới đạt được số con nói trên. Và kết quả cho ra là hợp lý: 1,43 đến 1,63 lần mỗi ngày.

Dùng vạch giảm tốc để chuẩn đoán bệnh đau ruột thừa

Dùng để giảm tốc trong giao thông đường bộ
Vạch giảm tốc

Nếu bạn thường xuyên có những cơn đau nhói ở bụng thì nên đi khám bác sĩ vì có thể bạn đã bị đau ruột thừa. Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng đau ruột thừa có thể được chẩn đoán chính xác dựa vào cơn đau xuất hiện khi bệnh nhân lái xe qua vạch giảm tốc trên đường. Nghiên cứu đã được trao giải Ig Nobel cho hạn mục chẩn đoán y khoa.

Thời gian đi tiểu trung bình của động vật có vú (gồm cả con người) là bao nhiêu?

Câu trả lời là khoảng 12 +/- 1 giây đưa ra bởi các nhà nghiên cứu tại Georgia Tech và họ đã được trao giải Ig Nobel cho hạng mục vật lý. Để xác định được câu trả lời, các nhà khoa học đã dành rất nhiều thời gian để xem lại các đoạn video quay cảnh động vật đi tiêu tại vườn thú Atlanta. Cuối cùng, họ viết nên nghiên cứu với tiêu đề “Thời gian đi tiểu không phụ thuộc vào kích thước cơ thể” và đã đăng tải trên PNAS vào 14/5 vừa qua.

 Tham khảo Huffingtonpost, CBSnews, TI​
LIKE nếu thấy hay nha: :
Baby Crying

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.